Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Trung Quốc “thâu tóm” châu Âu
au nhiều tháng do dự, hôm 4-12, chính phủ Pháp đã tuyên bố bán 49,99% cổ phần nhà nước tại sân bay Toulouse-Blagnac cho Symbiose, quỹ đầu tư liên doanh Trung Quốc-Canada. Giá trị của thương vụ là 308 triệu euro.

 



 


Vụ việc gây tranh cãi lớn tại nước Pháp, không phải ở giá trị kinh tế mà ở tính biểu tượng. Sân bay Toulouse là sân bay lớn thứ tư của nước Pháp, nằm ở thành phố được coi là thủ đô hàng không của châu Âu, nơi có hai tập đoàn sản xuất máy bay tầm cỡ thế giới của Pháp là Airbus và ATR. Bản thân các nhà máy của hai tập đoàn này nằm ngay sát đường băng sân bay Toulouse.


 

Tờ Les Echos chuyên về kinh tế gọi đây là “cảng Piraeus” của người Pháp, so sánh với việc Trung Quốc mua cảng Piraeus lớn nhất của Hy Lạp năm 2012.

 

Với Chính phủ Pháp, lời biện hộ rất đơn giản. “Đây đơn thuần chỉ là việc mở rộng vốn. Sân bay Toulouse vẫn của người Pháp, chúng tôi vẫn nắm giữ 50,01% cổ phần và vẫn có quyền quyết định”- Bộ trưởng kinh tế Pháp, Emmanuel Macron phân tích. Lý do, cũng lại rất đơn giản, là tiền. “Các nhà đầu tư Trung Quốc trả đến 308 triệu euro, vượt trên cả mức kỳ vọng của chúng tôi” - ông Macron nói.

 

Trên thực tế, sân bay Toulouse không phải là vụ việc hiếm hoi. Từ năm 2012, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng tốc đầu tư rất mạnh vào thị trường Pháp và thực hiện hàng loạt các vụ thâu tóm hoặc liên doanh. Hãng ô tô Đông Phong mua cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của PSA Peugeot, tập đoàn Fosun thì đang có tham vọng thâu tóm Club Med... Hiện tại, 125 công ty Trung Quốc đang kinh doanh trên đất Pháp với tổng vốn đầu tư khoảng 10,6 tỉ đô la Mỹ. Con số này khiêm tốn nhưng lại gây chú ý bởi chỉ tính từ 2012 đến nay, dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu đã tăng 336%.

 

Đến cuối năm 2011, lần đầu tiên trong lịch sử đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc sang châu Âu - 11 tỉ euro, đã vượt qua đầu tư từ châu Âu vào Trung Quốc - 7 tỉ euro.

 

Cơ hội hay đe dọa?

 

Điều mà người Pháp, cũng như nhiều người dân châu Âu đang thắc mắc, là nên coi đầu tư của Trung Quốc là một cơ hội hay là một mối đe dọa? Với các chính phủ đang ngập trong thâm hụt ngân sách, đó rõ ràng là cơ hội. Như nước Pháp, tăng trưởng gần như bằng 0 và thất nghiệp tăng liên tiếp trong hơn ba năm qua, đầu tư của Trung Quốc là một tin tốt lành. Tương tự, tiền của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng được hoan nghênh ở Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Ý. Ở tầm cao hơn, châu Âu cũng đang đàm phán về sự tham gia của Trung Quốc vào kế hoạch đầu tư trị giá 300 tỉ euro mà tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker đang muốn triển khai.

 

Tuy nhiên, những nghi ngại luôn xuất hiện bên cạnh các nhà đầu tư Trung Quốc, chủ yếu là lo bị thôn tính hay bị đánh cắp thương hiệu và công nghệ. Điều này đặc biệt đáng ngại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa châu Âu. Tại Pháp, nhiều công ty sản xuất thực phẩm (sữa, pho mát), rượu vang của Pháp bị nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm và các sản phẩm “made in France” được xuất trở lại Trung Quốc với chất lượng rất khó kiểm chứng. Đã từng có vụ bê bối một nhà đầu tư Trung Quốc mua một thương hiệu rượu vang Pháp nhưng rồi đóng nước nho Chile vào chai rồi bán về Trung Quốc với các mác “vang Pháp”. Những vụ việc như thế tạo ra không ít những hoài nghi với các nhà đầu tư Trung Quốc.

 

Những lo lắng tiếp theo đến từ chuyện an ninh kinh tế. Năm 2012, Thượng viện Pháp từng ra một báo cáo đề nghị cấm nhập các sản phẩm điện tử, truyền thông của hai tập đoàn lớn của Trung Quốc là Huawei và ZTE do nghi ngại bị cài thiết bị gián điệp. Trên tất cả, là nỗi sợ về việc bị trở nên lệ thuộc và đánh mất chủ quyền.

 

Đứng trước nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với hơn 4.000 tỉ đô la Mỹ dự trữ ngoại tệ đang tham vọng mở rộng tầm chinh phục ra khắp thế giới, một châu Âu suy yếu thực sự có rất nhiều điều đáng phải lo ngại.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Kịch bản nào cho Việt Nam khi giá dầu giảm chóng mặt? (12-12-2014)
    Giá dầu giảm - Tương lai của ngành dầu khí Mỹ ra sao? (10-12-2014)
    4 yếu tố khiến giá dầu giảm chóng mặt năm nay (10-12-2014)
    Giá dầu xuống đáy 5 năm, đồng Rúp Nga chao đảo (09-12-2014)
    Két tiền của Putin đang vơi dần (08-12-2014)
    “Chiến tranh dầu mỏ” lại bắt đầu? (07-12-2014)
    Cuộc chiến giá dầu: Mỹ hại Nga hay OPEC hại Mỹ? (05-12-2014)
    Đại chiến dầu mỏ: Những ông hoàng Trung Đông vs. Tư bản Đá phiến Hoa Kỳ (04-12-2014)
    Chiếc áo không làm nên thầy tu (03-12-2014)
    Trực thăng tài chính (02-12-2014)
    Người Thụy Sĩ dìm giá vàng (01-12-2014)
    Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số (30-11-2014)
    Các “ông lớn” nợ hơn 1,5 triệu tỉ đồng (28-11-2014)
    Giá dầu xuống mức thấp mới thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á (27-11-2014)
    Vai trò chi phối toàn cầu của Mỹ đang bị thách thức (26-11-2014)
    Việt Nam vướng bẫy thu nhập trung bình vì... kém sáng tạo (26-11-2014)
    Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản? (24-11-2014)
    Trung Quốc hạ lãi suất và những tác động đến Việt Nam (23-11-2014)
    Người Mỹ càng già càng giàu (23-11-2014)
    Cuộc chơi mới của ông Abe (21-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152864028.